Coaching & Mentoring– xu thế lãnh đạo tất yếu
COACHING & MENTORING – XU THẾ LÃNH ĐẠO TẤT YẾU
Coaching & Mentoring (Huấn luyện & Cố vấn) là những năng lực cốt lõi cho lãnh đạo, quản lý giúp họ hoàn thiện trọn vẹn vai trò của mình & xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Nghiên cứu & thực tế cho thấy nhiều nhân viên, đặc biệt người tài rời bỏ tổ chức vì người quản lý không biết hoặc không thường coach/ mentor họ.
Coaching & Mentoring– xu thế lãnh đạo tất yếu
Coaching and Mentoring – thuật ngữ không hề mới mẻ ở các nước trên thế giới, là những kỹ thuật phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao kĩ năng cá nhân, tăng hiệu năng công việc, thường có 2 đối tượng coach (người huấn luyện) và coachee (người được huấn luyện); mentor (người cố vấn) và mentee (người được cố vấn).
Ở những tổ chức lớn hoặc đa quốc gia, những mô hình kèm cặp thế này rất phổ biến vì giúp tăng cường sự thông hiểu giữa nhân viên & cấp trên thông qua việc đối thoại liên tục; cải thiện kỹ năng của coachee/mentee nhờ sự hướng dẫn của coach/mentor; từ đó khơi dây tối đa tiềm năng của nhân viên và hiển nhiên sẽ giúp giữ chân những người tài, khiến họ cống viên hết mình cho tổ chức. Và nếu văn hóa coaching & mentoring được hình thành, bài toán khó của những người làm quản trị tài năng, phát triển tổ chức hay Nhân sự nói chung sẽ không còn khó nữa.
Huấn luyện và Cố vấn có khác nhau?
Nhiều người thường nhẫm lẫn giữa Huấn luyện và cố vấn – hoặc hiểu sai 2 thuật ngữ này.
Theo định nghĩa của Dr. Peter Chee, Chủ tịch tập đoàn ITD World, tổ chức hàng đầu châu Á Thái Bình Dương về nhân sự & phát triển lãnh đạo, “Coaching là quá trình người coach sẽ lắng nghe nhiệt thành, đặt những câu hỏi hay, phản hồi và khen ngợi xác đáng để từ đó người được coach (coachee) tự tìm ra giải pháp, giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Giải pháp do coachee tự tìm ra, nên họ có cảm giác sở hữu giải pháp đó, do vậy tinh thần trách nhiệm & cam kết thực hiện rất cao.”
Trong khi đó, “Mentoring thể hiện mối quan hệ mà ở đó người mentor là hình mẫu, làm gương để hướng dẫn, tư vấn và nâng đỡ mentee thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ… giúp họ cải thiện kỹ năng & thành công hơn”, Dr. Peter Chee chia sẻ.
Nói cách khác, Coaching định hướng theo nhiệm vụ công việc cụ thể (ví dụ cải thiện các kỹ năng quản lý, giao tiếp, …) và có thể diễn ra trong thời gian ngắn đến khi đạt được mục tiêu. Người coach đôi khi không cần có chuyên môn về lĩnh vực cần coach, nhưng phải có kỹ năng đặt câu hỏi hay, dẫn dắt coachee tự tìm ra phương án & liên tục hỗ trợ, nhắc nhở để coachee có kế hoạch & hành động theo kế hoạch. Coaching có thể diễn ra giữa các đồng nghiệp với nhau, hoặc nhân viên cũng có thể coach sếp của mình. Mentoring lại thiên về mục đích phát triển cá nhân & nghề nghiệp, tức không chỉ cho công việc hiện tại, mà thiên về mối quan hệ bền lâu giữa mentor-mentee. Người mentor cần phải có kinh nghiệm & chuyên môn trong lĩnh vực mới có thể chia sẻ và dẫn dắt mentee. Các buổi coaching thường diễn ra trang trọng & có kế hoạch, trong khi mentoring có thể là những buổi chia sẻ thân mật và không cần sắp xếp trước.
Ở Việt Nam, huấn luyện và cố vấn ngày càng được công nhận theo đúng vai trò của nó, và đang trở thành một trào lưu nghề nghiệp được đón nhận bởi các chuyên gia và nhà lãnh đạo; những người làm trainer/coach/tư vấn doanh nghiệp.
VungtauHR xin giới thiệu về khóa đào tạo này.
Certified Coaching & Mentoring Professional-CCMP (9 days) [4 days in March & 5 days in April 2016]
- Module 1: Essential Coaching Skills [28-29 March]: KC LEE
- Module 2: The Heart of Coaching [30-31 March]: GEORGE FOO
- Module 3: Essential Mentoring Skills [25-26 April]: EDWIN JOHNSON
- Module 4: Coaching & Mentoring for Breakthrough Success [27-28-29 April]: DR. PETER CHEE
Đăng ký tham gia qua vungtauhr@gmail.com để được những ưu đãi tốt nhất.
VungtauHR.com
More Contents
3041 total views, 1 today